Ôn thi Lịch Sử Kiến Trúc Việt Nam


Câu hỏi ôn thi:

1. Các công trình cần ôn: Thành Huế (kinh thành và cung điện), thành Quảng Trị, Chùa phổ minh, chùa Dâu, văn miếu QTG, lăng Minh Mạng, lăng Tự Đức, đình Bảng, quần thể đền tháp Mỹ Sơn, Đồng Dương, Ponagar.

2. Thức kiến trúc gỗ VN.

3. Nho giáo ảnh hưởng đến kiến trúc cổ VN như thế nào?

4. Qua môn lịch sử kiến trúc VN, bạn nghĩ mình học được điều gì để áp dụng cho nghề nghiệp sau này?

File của các nhóm: (đang cập nhật)
    1. Đình Làng 
    2. Kinh Thành Huế
    3. Phản biện Đình Làng
    4. Tháp bà Ponagar
    5. Nhà Tây Nguyên  
    6. Đại nội Huế
    7. Mỹ Sơn 
    8. Thức kiến trúc gỗ cổ VN
    9. Bài tổng hợp Văn Miếu của Quỳnh Thương  
    10. Bài tổng hợp cung điện Huế của Chấn Uy.
       
        Câu hỏi trò chơi:
        Link download 
        Các bạn kích vào link trên rồi kích vào File > Download. 
        Trường VT

        Hội thảo TOA COLOR - SV kiến trúc cần trang bị những gì?


        Tình hình là hôm nay sau khi 2 tiếng vật vã với Việt "bộ" thì mình có tranh thủ về để đi nghe hội thảo TOA COLOR , và may mắn được đến đúng thời điểm mà cuộc trao đổi với kts Nguyễn Hữu Thái bắt đầu.

        Qua cuộc trao đổi về "một cục" các vấn đề ông quan tâm và đúc kết được thì mình có ghi lại 1 số thứ, tuy ở đây là rất ít so với những gì ông chia sẻ nhưng mình nghĩ nó HAY và đáng quan tâm trong vấn đề học tập của chúng ta! muốn chia sẻ lại cho các bạn

        ██ PS: bài đọc dài nên chắc 1 số bạn sẽ chê, mong các bạn thông cảm nhưng mà thật sự thì mình đã rút ngắn nhiều lắm!

        ■1- việc thể hiện đồ án, thể hiện ý tưởng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến việc truyền tải của một kts

        ■2- kts quan trọng nhất là idea, cái cốt lõi của 1 tác phẩm kiến trúc.

        ■3- khi chúng ta đang dần chuyển mình vào thời đại mới, cái mà mỗi kts cần có đó là:
        + tầm nhìn văn hóa (thế giới và cả quốc gia, địa phương)
        + hiểu biết về môi trường (biến đổi khí hậu, kiến trúc xanh, ...v.v)
        + công nghệ mới (phần mềm đồ họa, công nghệ tiên tiến, ... )

        ■4- phương pháp mà ông cho là hiệu quả của 1 kts
        + vẽ phác thảo, binh bố bằng TAY trước
        + sau đó ta sẽ thể hiện rõ trên các phần mềm đồ họa,3D, đồng thời với mô hình
        + cuối cùng là bản vẽ thi công cùng với đi sâu chi tiết
        (mình thích mục này, ông không bảo thủ như các bô lão kts của mình ở việc quan trọng vẽ tay và cũng không cổ xúy cho việc vẽ máy, vẽ máy sẽ chỉ là 1 công cụ khai triển, thể hiện ý tưởng đã được sketch trên giấy)

        ■5- chúng ta cần tiếng anh hơn hết, thời đại hội nhập mà!

        ■6- tất cả các ngành về nghệ thuật ở nước ngoài đều gom chung lại với nhau 1 trường (kiến trúc, nội thất, hội họa, điêu khắc, …), việc này giúp cho việc trao đổi thông tin, chia sẻ ý tưởng được tốt hơn, nói chung là kết hợp với nhau. Mình nghĩ cái này rất hay. Mọi người cùng chia sẻ với nhau, cùng nhau phát triển. như tụi mình lâu lâu bí ý, bí khối , đi lang thang qua bên đám điêu khắc, vẽ khỏa thân lấy ý cũng hay .

        Đó là toàn bộ những gì mình ghi lại được ở buổi nói chuyện cùng ông, chẳng qua đây là những thứ mình quan tâm nên mình ghi lại chứ thật thì nhiều lắm! toàn là trăng sao (bất động sản, tình hình kinh tế, suy thoái này nọ, …)

        Cuối cùng thì cảm ơn các bạn đã đọc bài đăng!

        Hjeu Quang Nguyen

        Việt Dã 2013


        [TIN THỜI SỰ] Hưởng ứng tinh thần BÉ MUỐN KHỎE ĐẸP THÌ PHẢI TẬP THỂ THAO, sáng nay K17A2 chúng ta đã có tổng cộng 30 bạn trẻ đến tham gia và tham dự giải VIỆT DÃ 2013.

        Với phương châm - SV năm 3 - TÀN THÌ CÓ TÀN ĐÓ, NHƯNG KHÔNG PHẾ, các bạn đã hoàn thành xuất sắc hết quãng đường 3.000.000mm với vận tốc xấp xĩ 5km/h.

        Với thành tính đáng nể như vậy, trưởng khoa KT đã tặng cho lớp 1 xuất xem phim HD kéo dài 4 tiếng với kinh phí...tự túc. Ước tính thiệt hại lên tới ~40k mỗi bạn.

        Thay mặt Đảng và Nhà nước, cảm ơn các bạn đã tham dự VIỆT DÃ hôm nay. Tổ Quốc sẽ ghi công các bạn, thề!

        ///Bạn nào có mặt trong hình thì được xem là CÓ THAM DỰ, còn không, coi như vắng.
        Danh sách tham gia Việt Dã 2013


        1. Thanh Bình
        2. Nguyễn Văn Đức
        3. Sơn hà
        4. Kim Hân
        5. Quang Hiếu
        6. Tiến Hoàng
        7. Vĩnh Khang
        8. Đình Mạnh
        9. Thanh Phát
        10. Ánh Phát
        11. Quang Phúc
        12. Phi Phụng
        13. Bích Phương
        14. Thanh Phương
        15. Hoàng Thành
        16. Nghiêm Thảo
        17. Hồng Thi
        18. Tiến Thao
        19. Thanh Thịnh
        20. Xuân Thoại
        21. Ngàn Thương
        22. Minh Trí
        23. Bảo Trung
        24. Chấn Uy
        25. Yến Vy
        26. Bảo Duy
        27. Khoa Trường
        28. Loai Diêu
        29. Thanh Tùng
        30. Trung Trường
        Ảnh sẽ úp sau..... :D
        Trường VT

        Ôn thi CẤU TẠO KIẾN TRÚC 3

        ....đang cập nhật nội dung
        Trường VT

        Ôn thi NGUYÊN LÝ KIẾN TRÚC CÔNG NGHIỆP

        ....đang cập nhật nội dung
        Trường VT

        Tài liệu mô hình CẤU TẠO 3



        File hơi nặng, hơn 300MB, các bạn down hết 6 file về rồi giải nén file số 1 là được. Nộp mô hình trước thi HK 1 tuần (lịch thi chưa rõ)

        Kích vào download ở góc dưới cùng, bên phải, từng file.

        Download ở đây

        [Bố Cục Tạo Hình] Phân chia không gian



        Chưa liên hệ chép file của lớp trưởng nên tạm thời post trước 2 file  :D

        File CAD mặt bằng cơ sở 1 ĐH DL Văn Lang - TP.HCM

        File CAD mặt bằng cơ sở 1 ĐH DL Văn Lang - TP.HCM


        Download https://drive.google.com/file/d/0B2yhCYlw3-18M1RwYmdDTE1CVE1waHdIZ280ZmJoSGdIRUFZ/edit?usp=sharing

        Tổng hợp tài liệu môn học HK5


        Dưới đây là toàn bộ tài liệu môn học của HK5. Tạm thời mình sẽ post tài liệu của giáo viên gửi cho lớp, sau này  nếu lượm lặt được gì thêm thì mình sẽ cập nhật tiếp

        19.9.2013: cập nhật Sổ tay thực hành kết cấu công trình - Vũ Mạnh Hùng

        1. Lịch sử kiến trúc phương Đông
        2. Lịch sử kiến trúc Việt Nam
        3. Cấu tạo kiến trúc 3
        •  Tài liệu của giáo viên
        4. Kết cấu công trình I
        5. Kiến trúc Công Nghiệp
          6. Chuyên đề nội thất
          7. Xã hội học kiến trúc - chuyên đề Phân tích kiến trúc

          MB móng - dầm sàn - đà kiềng









          [TÀI LIỆU] - MÔN NGUYÊN LÝ T. KẾ K. TRÚC DÂN DỤNG" [TỔNG HỢP LẠI]



          DO DÙNG LINK SIDA, LINK DIE CÙNG VIỆC UP RẢI RÁC KHIẾN CÁC BẠN KHÓ DOWNLOAD TÀI LIỆU. NÊN TRƯỜNG UP LẠI CÁC FILE SAU:

          1. 20 CHUYÊN ĐỀ CỦA CÁC NHÓM THUYẾT TRÌNH, KHÔNG CÓ CHUYÊN ĐỀ 1 (NGUỒN: THẦY HOÀNG)
          - CHUYÊN ĐỀ 2-10 http://www.mediafire.com/download/za6r4acnb0z8tdg/CHUYEN+DE+2-10.rar
          - CHUYÊN ĐỀ 10-20
          http://www.mediafire.com/download/bi7pjq424g8kw3d/CHUYEN+DE+10-20.rar

          2. BA BÀI TUYỂN HỌA LÀM TAY (HÌNH CHỤP TỪ BÀI PHOTO) DO BẠN NGHI K15A2 SHARE
          http://www.mediafire.com/download/099wtkubgel3bb6/TUYEN_HOA_NGUYEN_LY_TK_KTR_DD_-_LAM_TAY_-_K15_SHARE.rar

          3. HÌNH CHỤP SILE BÀI GIẢNG CỦA THẦY HOÀNG (NGUỒN: DO BẠN PHÁT- K17A2 CHỤP VÀ SHARE), TỪ TUẦN 4 ĐẾN 9, CÒN THIẾU TUẦN 1-2-3-10
          http://www.mediafire.com/download/jcmzrzi1vkil2bi/BAI+GIANG+CUA+THAY+-+TUAN+4-5-6-7-8-9.rar

          BẠN NÀO KHÔNG LÊN ĐƯỢC FACE THÌ CÁC BẠN CÓ THỂ SHARE THÔNG QUA BLOG CỦA K17A2 http://k17a2.blogspot.com/ (TỐI NAY TRƯỜNG POST)

          LƯU Ý: DÙ BẠN LÀM TUYỂN HỌA TAY HAY DÙNG MÁY, QUAN TRỌNG LÀ KHÔNG ĐƯỢC CẮT DÁN HÌNH, NẾU LÀM TAY MÀ MUỐN CÓ HÌNH MÀU TRONG BÀI - HÃY IN VÀ BỐ CỤC SẴN TRÊN GIẤY A4 RỒI VIẾT TAY KÈM THEO (WARNING: "KHÔNG ĐƯỢC CẮT DÁN).

          GOODLUCK EVERYONE :)

          [THÔNG BÁO] LỊCH SỬ KIẾN TRÚC


          CHÚNG TA NỘP MÔ HÌNH LÚC 15H NGÀY 1/06/2013, TẠI HOẠ THẤT LẦU 4, KHÔNG PHẢI LÚC 8H30 SÁNG NỮA NHA CÁC BẠN

          [SỨC BỀN 2] HỌC BÙ 18/04/2013

          [NHẮC NHỞ]
          CÁC BẠN THÂN MẾN, CHIỀU HÔM NAY, THỨ 5 18/04, LỚP CHÚNG TA ĐI HỌC MÔN SỨC BỀN 2 CHƯA  ĐẾN 50% LỚP, TRONG KHI HÔM NAY LÀ BUỔI DẠY LÝ THUYẾT CUỐI CÙNG.

          VẬY LÀ MÔN SỨC BỀN 2 NÀY CHÚNG TA CÓ 4 CHƯƠNG, CÁC BẠN XEM LẠI VÀ CHUẨN BỊ CÂU HỎI ĐỂ THỨ 2TUẦN SAU - BUỔI ÔN TẬP (CŨNG LÀ BUỔI HỌC CUỐI MÔN SỨC BỀN 2) CHÚNG TA CÓ THỂ ĐẶT CÂU HỎI VÀ NHỜ THẦY GIẢI DÙM.

          CÒN ĐÂY LÀ HÌNH CHỤP PHẦN BÀI TẬP CỦA NGÀY HÔM NAY.












          BÀI TẬP CƠ SỞ 2 - GIAI ĐOẠN 1 và 2 - K17A2

          Dưới đây là một số bài của BTCS2 - BÚT KIM và TÔ BÓNG CỘT. Còn cập nhật tiếp...











          Cột Corinthien


          Sinh viên kiến trúc Việt Nam & Thế giới - Khoảng cách & Đối lập

          BÀI CŨ NHƯNG HAY....

          Hàng năm, từ 13 cơ sở đào tạo kiến trúc sư (KTS) trình độ Đại học trên cả nước và một phần nhỏ từ nguồn đào tạo nước ngoài, chúng ta có thêm khoảng 1000 KTS tốt nghiệp ra trường.

          Nguồn đào tạo chính là Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội và ĐH Kiến trúc TP Hồ Chí Minh , ngoài ra còn có ĐH Xây dựng Hà Nội, ĐH Tổng hợp Huế và các ĐH mở và dân lập khác. Vì thế, hiện nay nước ta có khoảng 1,2 KTS/10,000 dân, một tỉ lệ không phải là quá thấp so với một số quốc gia phát triển khác như Đức (8 KTS/10,000 dân), Pháp (4 KTS/10,000 dân), Anh (5 KTS/10,000 dân) và Tây Ban Nha (5 KTS/10,000 dân). Tuy nhiên, chất lượng đào tạo KTS hiện nay ở Việt Nam vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra, thậm chí nhiều người còn đặt câu hỏi là: Bao nhiêu phầm trăm trong hàng ngàn sinh viên Kiến trúc ra trường mỗi năm là KTS thực thụ?


          Theo quy chế đào tạo và cấp chứng chỉ hành nghề như hiện nay thì phần lớn sinh viên chuyên ngành Kiến trúc của các trường Đại học sau khi tốt nghiệp ra trường đều trở thành KTS, nhưng đánh giá về chất lượng của đội ngũ này trong một tham luận của PGS.TS.KTS Trần Trọng Hanh, Hiệu trưởng trường Đại học Kiến trúc Hà Nội lại có những điểm đáng lưu ý sau:

          -  Chưa có KTS lớn, có đẳng cấp quốc tế.
          -  Có khoảng 30% số KTS tốt nghiệp ra trường là có khả năng sáng tác, làm chủ nhiệm đồ án.
          -  Về năng lực nghề nghiệp: loại giỏi (25%), khá (40%), trung bình (30%) và kém (5%)
          -  Trình độ ngoại ngữ, tin học còn thấp
          -  Trình độ học vấn: Trên đại học khoảng 15%, trong đó PGS, GS chiếm 1.5%.

          Từ những con số khá cụ thể nêu trên, chúng ta không khỏi thắc mắc là tại sao đào tạo quá nhiều Kiến trúc sư như vậy nhưng rồi chỉ có khoảng 30% số sinh viên tốt nghiệp ra trường là có khả năng sáng tác và làm chủ nhiệm đồ án? Chúng tôi đã có dịp trao đổi về vấn đề trên với TS.KTS Phạm Thúy Loan, hiện đang là giảng viên thuộc thế hệ trẻ của Khoa Kiến trúc và Quy hoạch, ĐH Xây dựng Hà Nội, đồng thời chị cũng đã có một thời gian dài học tập và nghiên cứu ở nước ngoài. Với kinh nghiệm nhiều năm học tập ở Nhật Bản và trở lại giảng dạy, tiếp xúc nhiều với sinh viên Kiến trúc Việt Nam, những điều mà chị Loan chia sẻ thật sự phải khiến cho chúng ta cùng suy ngẫm về những vấn đề còn tồn tại trong dạy và học kiến trúc ở Việt Nam:


          Về cách thức tuyển sinh đầu vào

          Sự khác biệt trong đào tạo KTS trình độ Đại học ở Việt Nam so với các nước xuất phát ngay từ cách thức tuyển sinh đầu vào. Trước tiên, cần phải hiểu kiến trúc là một ngành đặc thù cần đến sự kết hợp khăng khít giữa kỹ thuật và nghệ thuật, trong đó kỹ năng tư duy logic, khoa học và các kiến thức kỹ thuật là cực kỳ quan trọng. Tuy nhiên, các chuyên ngành đào tạo Kiến trúc hiện nay lại tính điểm đầu vào bằng cách nhân đôi môn năng khiếu, khiến cho đa số các bạn học sinh phải theo học các lớp vẽ từ trước đó hai năm. Thực ra, đây là điều không hoàn toàn cần thiết và không phải là cách hay để sinh viên làm quen với kiến trúc.


          Phương thức đào tạo 

          Đồ án sinh viên trường ĐH kiến trúc Hà Lan
          Phương thức đào tạo KTS ở Việt Nam có phần hơi ngược so với nhiều nước khác trên thế giới. Trong hai năm đầu, sinh viên được học những môn đại cương theo quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đồng thời được học thêm một số môn cơ sở nền tảng cho chuyên ngành về sau. Tuy nhiên, ở nước ta, những môn cơ sở này chủ yếu tập trung trang bị cho sinh viên các kỹ năng thể hiện bản vẽ kiến trúc. ở đa số các nước khác, sinh viên lại được trang bị trước hết là phương pháp và cách thức tư duy, các kỹ năng thể hiện chỉ được xem là những công cụ truyền tải nội dung thiết kế chứ không phải là thiết kế sẽ được giảng dạy trong những năm sau. Đây là một điều rất hợp lý vì hình thành tư duy trong kiến trúc là yếu tố quan trọng bậc nhất để định hình một KTS.

          Quan niệm về thể hiện ý tưởng của sinh viên Việt Nam cũng có nhiều điểm khác biệt. Do không được chuẩn bị kỹ lưỡng về mặt lý luận, mặt tư duy nên đa phần sinh viên quan niệm phải làm sao thể hiện được ý tưởng của mình một cách “mỹ thuật” nhất, bắt mắt nhất với những thủ pháp nghệ thuật mà không chú trọng đến cái cốt lõi đằng sau mỗi công trình. ở một số nước phát triển, sinh viên kiến trúc thường thể hiện đồ án của mình trong một studio riêng với nhiều cách thể hiện khác nhau, chứ không dừng lại ở trên giấy tờ như chúng ta đang làm hiện nay. Dĩ nhiên những hạn chế về cơ sở vật chất chưa cho phép chúng ta làm giống họ nhưng đây cũng là một phương pháp hay cần khuyến khích. Có không gian thể hiện riêng, sinh viên kiến trúc sẽ dễ dàng hình dung được không gian để từ đó hình dung được tác phẩm của mình sẽ hình thành lên như thế nào chứ không chỉ đơn giản dừng lại ở việc vạch ra những đường nét trên giấy tờ. Về quá trình thể hiện đồ án, tôi không hoàn toàn tán thành với cách làm phổ biến hiện nay, đó là: mỗi sinh viên phải thể hiện đồ án của mình trên 4, 5 tờ giấy A1, in màu rất tốn kém để cho mỗi giáo viên chấm bài trong 5-10 phút. Theo tôi không nên khuyến khích các sáng tạo trong việc thể hiện đồ án thiết kế của sinh viên dưới nhiều hình thức, vật liệu không chỉ trên giấy mà còn mô hình bằng bìa, xốp, đất sét… và tăng cường thời gian trao đổi giữa giáo viên và sinh viên về phương án thiết kế, cụ thể là sinh viên nên tự trình bày và bảo vệ phương án thiết kế của mình. Cách này vừa đỡ tốn kém cho sinh viên, lại vừa thực chất hơn chính xác hơn trong việc chấm bài giáo viên có thể hiểu một cách đầy đủ nhất về ý tưởng mà sinh viên muốn thể hiện.

          Trong khi sinh viên nước ngoài có khoảng không trong trường học để thực hành, có những bài tập thực tế. Còn sinh viên Việt Nam, đa phần muốn có cơ hội thực hành thường phải làm thêm ở các xưởng kiến trúc. Điều này cũng cho phép các bạn cọ sát nhiều nhưng theo ý kiến của tôi, cũng chỉ dừng lại ở mức độ “thợ vẽ” chứ rèn luyện được tư duy.
          Giáo viên, giảng viên Kiến trúc ở nước ta cũng còn nhiều hạn chế. Các giảng viên hiện nay có thể phân thành hai dạng: một là những giáo viên có nhiều kinh nghiệm do họ có cơ hội tham gia thiết kế, xây dựng các công trình thực tế. Các thầy cô này có rất nhiều kinh nghiệm quý báu để truyền đạt cho sinh viên nhưng mặt khác, họ thường rất bận nên thời gian để hỗ trợ và gần gũi sinh viên là không nhiều. Ngoài ra, còn có những giảng viên chủ yếu làm công tác giảng dạy đơn thuần thì lại nắm rất chắc về vấn đề lý luận, nhưng thiếu nhiều kinh nghiệm thực tế, thành ra không thể hướng dẫn sinh viên một cách sâu sắc được.

          Bên cạnh đó, phải nói thêm là đầu ra của các bạn còn tương đối dễ dàng (gần 90 – 95% sinh viên đủ điều kiện tốt nghiệp), khiến cho tính cạnh tranh trong học tập rất ít, dường như là không có tính thúc đẩy và động lực cho sinh viên là không cao. Các em toàn phải tự tìm ra động lực cho riêng mình mà không có mấy sức ép từ môi trường, đây là khuyết điểm trong đào tạo so với các nước khác trên thế giới. ở họ, tính cạnh tranh rất cao, sinh viên phải có nỗ lực cá nhân rất lớn mới hoàn thành được chương trình đại học, có như thế, chất lượng đầu ra mới đảm bảo và sinh viên mới cảm thấy tự tin khi đặt chân vào nghề Kiến trúc sư.


          Phối cảnh tổng thể Trung tâm triển lãm văn hóa - nghệ thuật Khu đô thị sinh thái văn hóa Hạ Long.
          Đồ án tốt nghiệp KTS khóa 46 - ĐH Xây dựng - SVTK: Nguyễn Trần Linh


          Sinh viên Kiến trúc Việt Nam, mạnh và yếu?

          Sinh viên kiến trúc Việt Nam nói chung rất nhanh nhạy với các nguồn thông tin, các bạn rất chịu khó tìm tòi các công trình, các thể hiện, chất liệu mới và cố gắng áp dụng vào bài tập, đồ án của mình. Nhưng do không được đào tạo quy củ về mặt lý luận và tư duy nên sự áp dụng này là chưa sâu. Mà chỉ chú trọng đến bề ngoài của công trình chứ không nhìn thấy được cái triết lý đằng sau công trình.

          Nhìn nhận sinh viên của mình nói chung, tôi đánh giá rất cao tư chất của các bạn. Nhưng phần lớn các bạn chưa có nhiều đam mê, không biết cách tự học và quan trọng nhất là không biết mình thích cái gì, thành ra không thể chủ động trong học tập.


          Kết  luận

          Sẽ là khập khễnh nếu đem so sánh từng yếu tố trong đào tạo KTS của Việt Nam với những nước phát triển khác. Nhưng nhiều vấn đề đang tồn tại trong thực trạng đào tạo hiện nay hoàn toàn nằm trong khả năng khắc phục được. Sinh viên kiến trúc Việt Nam sẽ có được nhiều cơ hội trưởng thành và phát triển nhằm thay đổi vị trí của mình trong tương lai, vấn đề là cần có một sự thay đổi đồng bộ và thực chất từ các cấp lãnh đạo đến từng sinh viên.

          Theo http://ashui.com

          [Xem chơi] Xưởng mô hình
























           

          Subscribe to our Newsletter

          Contact our Support

          Email us: Support@templateism.com

          Our Team Memebers